Chứng khoán phái sinh là gì? Phân biệt chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở
Rate this post

Tìm hiểu chứng khoán phái sinh là gì? Kiến thức cơ bản về chứng khoán phái sinh? Phân biệt chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở.

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính mà bản thân nó không có giá trị nội tại. giá trị của chứng khoán phái sinh được thừa hưởng giá trị từ giá trị của các thực thể như tài sản, chỉ số lãi suất…

Trong chứng khoán phái sinh bao gồm các nghiệp vụ phái sinh gồm: các hoạt động tài chính, các nghĩa vụ với tiền nợ và tiền gửi cơ cấu, các hoán đổi, các tương lai, quyền chọn, trần lãi suất, sàn lãi suất, các tròng tài chính (collar) và các kỳ hạn…

Thực tế, chứng khoán phái sinh là hợp đồng giữa hai bên xác định các điều khoản, điều kiện ngày tháng hay các định nghĩa của các biến cơ sở, nghĩa vụ hợp đồng… để làm căn cứ cho các khoản thanh toán về lâu về dài.

Các tài sản cơ sở phổ biến nhất đó là các loại hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất và tiền tệ.

Hợp đồng phái sinh được chia làm hai loại: một là các phái sinh OTC được trao đổi riêng như các hoán đổi không thông qua sàn giao dịch trung gian nào. Hai là các phái sinh trao đổi qua sản trung gian ETD, được giao dịch qua sàn phái sinh chuyên biệt hoặc các sàn khác đều được…

Chứng khoán phái sinh ở thị trường Việt Nam

Chứng khoán phái sinh là một sản phẩm sinh sau đẻ muộn của ngành kinh tế tài chính. Hiện nay chứng khoán phái sinh chỉ thực sự phổ biến và được giao dịch nhiều ở những nền kinh tế cao cấp.

Tại Việt Nam thị trường chứng khoán tồn tại chủ yếu 4 loại chứng khoán phái sinh gồm:
Hợp đồng kỳ hạn: Đây gần như là thỏa thuận giữa hai bên mua và bán một loại tài sản thứ phát ở thời điểm nhất định trong tương lai. Dù việc mua bán chưa diễn ra nhưng mức giá của tài sản đã được thỏa thuận và chốt ngay ở thời điểm hiện tại.

Hợp đồng tương lai: Đây là loại hợp đồng kỳ hạn được chuyển hóa, niêm yết và giao dịch theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán các tỉnh thành phố.

Đây là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 năm).

Đặc điểm của các sản phẩm chứng khoán phái sinh này là tính chất đơn giản, tài sản đều là các công cụ có độ rủi ro thấp nhưng tính đại diện cao. Giao dịch hợp đồng tương lai không cần nhiều nguyên tắc ràng buộc khác biệt như giao dịch cổ phiếu cơ sở.

Hợp đồng quyền chọn: Đây là loại hợp đồng có nhiều giá trị nhất vì nó đem lại nhiều quyền hành cho người nắm giữ nó. Người sở hữu hợp đồng quyền chọn có quyền mua bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá đã được thỏa thuận và xác định từ trước. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán. Về phía người bán hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền như thế nào.

Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng này quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và thực hiện hoán đổi bằng phương pháp nào.

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Định nghĩa

Chứng khoán cơ sở là loại cổ phiếu được niêm yết trên thị trường Việt Nam nhưng bắt buộc phải thuộc chỉ số VN30 hoặc HNX30 hay các loại chỉ số thay thế tương ứng. Đồng thời chứng khoán cơ sở phải có giá trị vốn hóa ngay bình quân trong 6 tháng gần nhất xét từ 5000 tỷ đồng trở lên.

Chứng khoán phái sinh cũng được coi là một công cụ tài chính trong đó nó được định giá bằng giá trị của một hay nhiều tài sản khác nhau. Lưu ý, chứng khoán phái sinh được biểu hiện dưới dạng là hợp đồng tài chính có quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, quy định các điều khoản về thanh toán, chuyển giao tài sản cơ sở với mức giá đã được thỏa thuận.

Thị trường giao dịch

Chứng khoán cơ sở bản chất là các cổ phiếu truyền thống được niêm yết trên thị trường nên được giao dịch ngay trong thị trường. Giao dịch chứng khoán cơ sở không được mang tính tức thời mà đề cao sự ổn định, không được phép thay đổi hoặc lựa chọn.

Trong khi đó, chứng khoán phái sinh được giao dịch tại thị trường phái sinh, tức là thị trường hình thành sau thị trường sơ cấp. Thị trường phái sinh có nhiều ưu điểm như hỗ trợ thanh khoản cho thị trường cơ sở. Đưa ra những lợi thế tối đa cho nhà đầu tư nắm bắt cơ hội giao dịch, bù trừ nhanh chóng hoặc không nắm giữ cổ phiếu.

Số lượng phát hành/niêm yết và bán khống chứng khoán

Chứng khoán cơ sở tiến hành kiểm soát chặt chẽ số lượng cổ phiếu phát hành. Số lượng chứng khoán còn phụ thuộc vào tổ chức phát hành, khống chế thị trường giao dịch. Chứng khoán cơ sở không cho phép một số thị trường tiến hành giao dịch.

Trái với yêu cầu nghiêm ngặt trên, chứng khoán phái sinh cho phép các bên được phát hành cổ phiếu với số lượng không giới hạn, niêm yết tự do. Giới hạn vị thế của chứng khoán phái sinh đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp rơi vào khoảng 20.000 vị thế/tài khoản. Đối với nhà đầu tổ chức vị thế của chứng khoán phái sinh rơi vào mức 10.000 vị thế. Còn với nhà đầu tư cá nhân là 5.000 vị thế.

Số tiền tối thiểu để giao dịch

Trong chứng khoán phái sinh, số tiền tối thiểu cần để giao dịch chỉ là một phần giá trị chứng khoán phái sinh. Trong khi đó, đối với chứng khoán cơ sở thì số tiền tối thiểu cần có để tiến hành giao dịch bằng tổng giá trị số chứng khoán muốn mua.

So với chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh có lợi thế đòn bẩy là điểm khác biệt tác động tới thị trường.

Thông thường khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, quy chế ký quỹ trên thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh yêu cầu 80% tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Tuy nhiên hiện nay để đảm sự an toàn cao nhất thì tỷ lệ ký quỹ thay đổi là 100% bằng tiền mặt.

Thời gian thanh toán, chuyển giao

Chứng khoán cơ sở tiến hành thanh toán ngay sau khi kết thúc giao dịch trong khi chứng khoán phái sinh có thể thanh toán bất kỳ thời điểm nào trong tương lai.

Tháng đáo hạn trong thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh là tháng hiện tại – tháng kế tiếp và hai tháng cuối của hai quý tiếp theo.

Dù vậy, nhà đầu tư thực hiện giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các loại hợp đồng chứng khoán phái sinh phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán toàn bộ lãi lỗ theo từng ngày.

Lãi hay lỗ ở mỗi trường hợp mỗi sản phẩm được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó. Đối với loại sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai thì lãi hoặc lỗ được tính dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn hợp đồng tương lai đó trong thời gian tới.

Nguyên tắc thành toán lãi lỗ cho nhà đầu tư cụ thể là:

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lỗ ròng thì nhà đầu tư bắt buộc phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh. Thời hạn thanh toán lỗ chậm nhất tính đến 9h sáng ngày hôm sau.

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng thì nhà đầu tư chắc chắn sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh. Thời gian nhận được tiền lãi ròng đổ về bắt đầu 11h sáng ngày hôm sau.

Post Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *