Kinh tế thị trường là gì? Ưu điểm, hạn chế của nền kinh tế thị trường
3.7/5 - (23 bình chọn)

Chúng ta vẫn nhắc tới kinh tế thị trường và nhiều khái niệm tương tự. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được bản chất kinh tế thị trường là gì và những đặc điểm của một nền kinh tế thị trường. Trong bài viết mà chúng tôi đề cập tới dưới đây nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các vấn đề đó.

Định nghĩa kinh tế thị trường là gì?

Khi mà các quan hệ kinh tế thống nhất, móc nối với nhau thành một hệ thống nó sẽ được gọi là nền kinh tế. Và khi các quan hệ kinh đó diễn ra cùng những chủ thể mà xuất hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thì đó gọi là nền kinh tế thị trường. Tức là người bán thì cần tiền, còn người mua thì cần các dịch vụ hay hàng hóa mà người bán có.

Chúng ta khẳng dinh rằng kinh tế thị trường là một trong những cách tổ chức nền kinh tế xã hội. Các hoạt động mua, bán giữa từng chủ thể tham gia (cá nhân với cá nhân, cá nhân với tạp thể, tập thể với tập thể) cùng với thái độ của các chủ thể để đảm bảo giao dịch được diễn ra, đem đến lợi ích cho từng cá thể, nó còn có tác dụng dẫn dắt giá cả thị trường.

Kinh tế thị trường còn được hiểu là khi kinh tế hàng hóa đã đạt được mức phát triển ở một trình độ cao. Lúc này đây, mọi quan hệ kinh tế nằm trong quá trình tái sản xuất xã hội tất cả đã được tiền tệ hóa. Trong đó, các yếu tố để sản xuất như vốn bằng vật chất, vồn bằng tiền, tài nguyên và đất đai, công nghệ và quản lý, sức lao động, chất xám, các sản phẩm dịch vụ đều trở thành đối tượng để các chủ thể mua bán, định giá.

Mọi hệ thống có khả năng tự điều chỉnh nền kinh tế thì đó là kinh tế thị trường. Với việc điều chỉnh đó mang lại hiệu quả như là đảm bảo có năng suất, hiệu quả cao, chất lượng tốt. Làm dư thừa cũng như phong phú thêm các loại hàng hóa. Các dịch vị cũng được mở rộng và coi như là hàng hóa. Thị trường này luôn luôn có sự đổi mới về mặt hàng, năng động và có sự ứng dụng của công nghệ hiện đại.

Nền kinh tế thị trường sẽ ngày một phát triển và được mở rộng hơn, Các hoạt động trao đổi mua bán, giao dịch trong nền kinh tế đó luôn tuần hoàn đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Khi nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực thì đời sống con người ngày một nâng cao, ngày một hiện đại hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế đi xuống đó là minh chứng cho việc con người đang không có sự tiến bộ trong phát triển.

Những ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế thị trường

Như chúng ta đã biết, bất cứ một sự vật, sự việc nào đều tồn tại hai mặt song song. Bên cạnh những ưu điểm, những lợi ích tích cực thì cũng còn có không ít hạn chế. Đối với kinh tế thị trường cũng vậy, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu hai mặt đó của kinh tế thị trường.

Về ưu điểm:

  • Kinh tế thị trường là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất, trao đổi mua bán diễn ra, thúc đẩy cho sự phát triển về vật chất của con người.
  • Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế cho phép cạnh tranh một cách tự do.
  • Kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình. Lý do là bởi, khi các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình. Sự đổi mới đó không có giới hạn.
  • Kinh tế thị trường cũng là tiền đề để có được một lực lượng sản xuất lớn cho xã hội, tạo ra hàng hóa, sản phẩm dư thừa giúp thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng ở mức tối đa.
  • Ở nền kinh tế thị trường thì con người thỏa sức sáng tạo, với mong muốn tìm ra phương án cải tiến cho phương thức làm việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm.
  • Là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng con người, nâng cao quy trình quản lý kinh doanh. Cũng là nơi để đào thải những quản lý chưa đạt được hiệu quả cao.
  • Kinh tế thị trường làm ra một môi trường kinh doanh dân chủ, tự do, công bằng.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường:

  • Đi đôi với các ưu điểm thì kinh tế thị trường còn có một số hạn chế như là:
  • Nền kinh tế này thường chú ý đến các nhu cầu có khả năng thanh toán nhiều hơn là nhu cầu cơ bản của xã hội.
  • Vì mong muốn có được lợi nhuận cao nên kinh tế thị trường thường tìm tới những hoạt động giao dịch có lãi cao chứ những sản phẩm, dịch vụ không có nhiều lãi thì không làm nên vấn đề “hàng hóa công cộng” đã bị hạn chế.
  • Nền kinh tế thị trường làm nổi cộm lên sự phân biệt giàu nghèo. Có sự phân chia giữa những người đã giàu thì lại càng nhanh chóng giàu hơn. Người nghèo thì vẫn nghèo nên có ranh giới rất rõ rệt.
  • Bên cạnh việc thúc đẩy cho xã hội tiến bộ hơn thì kinh tế thị trường đôi khi cũng dẫn tới suy thoái, xung đột và khủng hoảng.

Kinh tế thị trường là gì đã được chúng tôi giải thích khá rõ ràng qua bài viết phía trên. Qua đó, những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thị trường cũng đã được làm rõ.

Post Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *