Chứng khoán là gì? Kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Rate this post

Tìm hiểu chứng khoán là gì? Chứng khoán bao gồm những loại nào? Kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chứng khoán là gì?

Giải thích thuật ngữ

Đối với người không thuộc chuyên ngành kinh tế tài chính thì thuật ngữ chứng khoán có phần khó hiểu và tương đối phức tạp. Giải thích theo thuật ngữ chuyên ngành thì chứng khoán là bằng chứng xác nhận về quyền và lợi ích pháp lý của một cá nhân hoặc tổ chức đối với tài sản hoặc phần vốn mà tổ chức đó phát hành.

Bản chất trong giới đầu tư có thể coi chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt. Đây là một loại hàng hóa ảo (hàng hóa trừu tượng) có thể đem ra thỏa thuận, mua bán, thay thế hoặc định giá tài chính… Người ta có thể kiếm tiền thông qua đầu tư mua bán các loại cổ phiếu chứng khoán tại nơi giao dịch gọi là thị trường chứng khoán.

Doanh nghiệp hay tổ chức nào phát hành chứng khoán thì được gọi là đối tượng phát hành. Các đơn vị có thể chứng nhận chứng khoán bằng một chứng chỉ, hoặc bằng bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.

Các loại chứng khoán

Chứng khoán gồm các loại như sau: Chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty…) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi – Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn).

Chứng khoán nợ thường tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, như trái phiếu (bond), chứng khoán dạng nợ (debenture) và giấy tờ (note), các công cụ thị trường tiền (money market instruments), các công cụ tài chính phái sinh (financial derivatives), tất những dạng chứng khoán nợ này là để chứng nhận mối quan hệ chủ nợ của người nắm giữ giấy tờ, chứng chỉ đó đối với người phát hành cổ phiếu.

Trong đó, trái phiếu dạng nợ do nhà nước (trung ương lẫn địa phương), công ty và các thể chế tài chính phát hành. Trên tờ phiếu có xác nhận các thông tin như người phát hành nợ nắm giữ trái phiếu; thời điểm nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi vào một thời điểm sau khi phát hành và kỳ hạn từng việc.

Chứng khoán dạng nợ là những cổ phiếu dạng nợ dài hạn cho nhà nước hoặc công ty lớn phát hành để huy động ngân sách. Chứng khoán nợ tương tự như trái phiếu nhưng khác ở điều kiện đảm bảo và yêu cầu liên quan khác.

Công cụ thị trường tiền bao gồm những giấy phép của người nắm giữ cổ phiếu có quyền được hưởng vô điều kiện với một lượng thu nhập cố định bằng tiền để đảm bảo những gì được duy trì trong một thời gian nhất định.

Chứng khoán phái sinh: Ngoài trái phiếu thì những công cụ tiền tệ thứ cấp khác có giá trị thị trường cho phép người nắm giữ chúng có quyền mua bán các loại chứng khoán gốc được gọi là chứng khoán phái sinh. Những công vụ chứng khoán phái sinh cơ bản thường được sử dụng đó là tương lai, hoán đổi….

Thực tế trên thị trường chứng khoán ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ có tỷ lệ giao dịch áp đảo. Ở những thị trường chứng khoán mới nổi thì chứng khoán cổ phần chiếm phần lớn các loại giao dịch.

Bên cạnh đó còn có chứng khoán lai là một hình thức chứng khoán trung gian giữa chứng khoán cổ phần và chứng khoán nợ. Chẳng hạn như các loại cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu chuyển đổi,…

Các thuật ngữ liên quan đến chứng khoán

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán có nhiều thuật ngữ liên quan:

Cổ đông là những người sở hữu vốn, tài sản của công ty.

Cổ phần có nghĩa là tổng số vốn của một công ty cổ phần được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau cho các cổ đông gọi là cổ phần

Cổ phiếu được hiểu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành nhằm mục đích chứng minh, xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ cổ phần đối với công ty.

Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu có giá trị lớn nhất trong số các loại cổ phiếu mà công ty phát hành. Những người nắm giữ cổ phiếu phổ thông là người có vai trò lớn, có tiếng nói trong các quyết định trọng đại của công ty. Đồng thời người này cũng có quyền lợi được hưởng cổ tức nhưng có thể có hoặc không.

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết tức là loại cổ phiếu được cổ đông biểu quyết nhiều hơn so với số phiếu phổ thông. Cổ phiếu này có số biểu quyết nhiều hơn bao nhiêu lần được quy định trong điều lệ công ty.

Cổ tức là khoản lãi mà cổ đông sẽ nhận được hàng năm từ số cổ phần của công ty mà mình sở hữu. Cổ tức nhiều hay ít tùy thuộc và số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ. Hàng năm cổ tức được chia bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng theo doanh số, lợi nhuận… của công ty.

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức có nghĩa là loại cổ phiếu được trả cổ tức cao hơn so với cổ phần phổ thông hoặc ở mức ổn định.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là những loại cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn bất cứ khi nào theo yêu cầu của đối tượng sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Trái phiếu là những loại chứng khoán có nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái phiếu.

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán bao gồm các loại chứng khoán như là các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác đạt điều kiện có thời hạn trên 1 năm.

Thị trường chứng khoán vẫn được coi là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn. Hoạt động của thị trường chứng khoán cũng nhằm huy động các nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội tập trung thành  nguồn vốn lớn của doanh nghiệp, Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội để tham gia sản xuất phát triển kinh tế…

Phân loại thị trường chứng khoán

Việc mua bán được tiến hành ở hai loại thị trường chứng khoán là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Trong đó, thị trường sơ cấp là nơi người mua mua được chứng khoán lần đầu của người phát hành. Còn thị trường thứ cấp là để các bên mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.

Ngoài ra, có thể phân loại thị trường chứng khoán dựa trên loại chứng khoán giao dịch là:

Thị trường cổ phiếu; thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh.

Trong thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm: thị trường hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn,… Thị trường chứng khoán phái sinh chỉ xuất hiện ở những nền kinh tế phát triển cao cấp.

Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán có sự tham gia của 4 bên gồm:

Nhà phát hành

Đây là các tổ chức, cơ quan thực hiện nhiệm vụ huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, công ty doanh nghiệp…

Trong đó, Chính phủ có nhiệm vụ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc lấy đó làm chi phí để xây dựng, thực hiện những công trình quốc gia lớn.

Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư từ các nguồn cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư ở đây có thể là cá nhân hoặc đơn vị, tổ chức doanh nghiệp nào đó. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân được chia làm hai loại nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và nhà đầu tư không thích rủi ro.

Nhà đầu tư có tổ chức bao gồm: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội, công ty tài chính, ngân hàng thương mại…

Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:

Các tổ chức kinh doanh tham gia thị trường chứng khoán bao gồm: Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư chứng khoán , các trung gian tài chính, các tổ chức liên quan đến chứng khoán, cơ quan quản lý Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán,…

navibank.com.vn

Post Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *