Tỷ giá hối đoái là gì? Kiến thức chung về tỷ giá hối đoái
4.5/5 - (4 bình chọn)

Tỷ giá hối đoái là gì? Các loại tỷ giá hối đoái? Tỷ giá hối đoái có ý nghĩa gì? Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái. Tìm hiểu về biến động tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Trong ngành tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị giữa hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau. Hiểu đơn giản hơn tỷ giá hối đáo là giá trị đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ.

Ví dụ tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 25/3/2019 1 USD = 23.308VNĐ. Con số này chính là tỷ giá hối đoái.

Như vậy, có thể coi tỷ giá hối đoái là một loại giá cả đặc biệt, giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa.

Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Trong ví dụ trên thì USD là đồng tiền yết giá còn VNĐ là đồng tiền định giá.

Nguyên tắc luôn đúng là tỷ giá bán luôn lớn hơn tỷ giá mua.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa có 2 cách niêm yết:

  • Yết giá gián tiếp tức là số ngoại tệ/1 đơn vị nội tệ (e). Khi đó tỷ giá tăng đồng nội tệ lên giá và ngược lại.
  • Yết giá trực tiếp (thường được dùng hơn e) tức là số nội tệ/1 đv ngoại tệ (E). Khi đó, tỷ giá tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá và ngược lại.

Ý nghĩa tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái không chỉ đơn thuần đánh giá giá trị của hai đồng tiền mà giới tài chính kinh doanh coi đó là một công cụ đánh giá sức mạnh đồng tiền, qua đó đánh giá được sức mạnh của một nền kinh tế. Tỷ giá càng cao và ổn định cho thấy nền kinh tế vẫn phát triển tích cực.

Tỷ giá hối đoái tác động mạnh mẽ đến giá trị hàng hóa khi xuất khẩu. Bởi lẽ khi đồng tiền nội tệ giảm làm tỷ giá tăng thì giá cả hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó bị giảm đi, từ đó làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.

Khi giá trị hàng nhập khẩu tăng cao thì nhập khẩu trong nước cũng dần bị hạn chế. Khi  tỷ giá tăng lên giúp cho nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ hơn, cán cân thương mại và thanh toán quốc tế cân bằng hơn.

Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái

Hiện có hai phương pháp chính xác định tỷ giá hối đoái là xác định thông qua hàm lượng vàng và thông qua tiền tệ.

Hàm lượng vàng

Đối với chế độ bản vị vàng, người ta có thể dễ dàng xác định tỷ giá hối đoái dựa trên yếu tố hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau (Gold parity).

Ví dụ, hàm lượng vàng của một đô la Mỹ (USD) là 0.7368 gam và hàm lượng vàng của curon Ðan Mạch (DKK) là 0,12866 gam, tỷ giá hối đoái giữa USD và DKK là: 1 DKK = 5.725 USD

Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng là ngang giá vàng của tiền tệ

Tiền tệ

Trong nền kinh tế hiện đại, tiền tệ là phương tiện thanh toán của các nền kinh tế và giữa các quốc gia với nhau. Tỷ giá hối đoái tiền tệ được xác định dựa trên việc so sánh sức mua của cả hai đồng tiền.

Ví dụ, hàng hóa được mua bằng đồng đô la Mỹ có giá thị trường bằng 1 USD còn mua bằng đồng Việt Nam là 22.000 đồng. Từ đó, dựa trên cân bằng sức mua của cả hai đồng tiền, tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ và đồng Việt Nam là 1 USD = 22.000VNĐ.

Dựa trên cơ sở là tỷ giá hối đoái này, nhà đầu tư có thể đánh giá hoặc so sánh được các loại hàng hóa dịch vụ nhập khẩu – xuất khẩu để đo lường tương đối hiệu quả kinh doanh. Tỷ giá hối đoái không sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh thị trường hoặc dịch vụ tín dụng và thanh toán quốc tế.

Chế độ tỷ giá hối đoái

Hiểu nôm na, chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức mà nhà nước triển khai để quản lý đồng tiền của mình trong mối liên hệ với các  đồng tiền nước ngoài và quản lý ngoại hối.

Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau nhưng về cơ bản là do thị trường quy định những biến động tỷ giá hối đoái đối với tỷ giá “thả nổi”. Ngược lại, đối với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tức là nhà nước sẽ can thiệp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền quốc nội với đồng tiền nước ngoài không đổi hoặc nằm trong hai giải pháp đó.

Tỷ giá thả nổi

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hay chế độ tỷ giá linh hoạt là cho phép đồng tiền dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền nào sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi thì cũng được gọi là đồng tiền thả nổi.

Theo phần lớn giới đầu tư, đa số các trường hợp chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định. Bởi tỷ giá thả nổi cho thấy sự nhanh nhạy thay đổi theo những biến động của thị trường ngoại hối. Chính sự nhanh nhạy làm tạo ra tác dụng lớn trong việc làm dịu những cú sốc của nền kinh tế hay chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Đồng thời tỷ giá thả nổi không có khả năng tác động tiêu cực hay bóp méo các hoạt động kinh tế.

Tỷ giá cố định

Tỷ giá hối đoái cố định hay có khi được gọi là tỷ giá hối đoái neo. Đây là chế độ tỷ giá hối đoái mà giá trị của đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác. Đó cũng có thể là tỷ giá hối đoái của một đồng tiền này với một rổ các đồng tiền khác hay với thước đo khác là vàng bạc…

Một khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm thì tỷ giá hối đoái thì giá trị đồng tiền neo cũng sẽ tăng hoặc giảm theo. Tỷ giá hối đoái cố định hoàn toàn ngược với tỷ giá hối đoái thả nổi.

Nhiều chuyên gia đánh giá tỷ giá hối đoái cố định cứng nhắc, có thể tác động kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Trong cơ chế của tỷ giá hối đoái cố định, đồng tiền không còn giá trị thị trường thực của chúng. Một khi đồng tiền bị che mất giá trị có thể hấp dẫn những kẻ đầu cơ tấn công đồng tiền, thậm chí khiến nhà nước mất sạch dự trữ ngoại hối.

Thả nổi có điều tiết

Khi mà tỷ giá cố định quá cứng nhắc thì việc xem xét phương án thả nổi có sự điều tiết của nhà nước là một phương án hợp lý. Thả nổi có điều tiết tức là tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Bởi lẽ không có đồng tiền nào có thể thả nổi hoàn toàn bởi sự bất ổn định quá lớn. Trong khi để duy trì những chính sách cho tỷ giá hối đoái ổn định lại quá tốn kém và vô hình chung làm biến chính sách tiền tệ vô hiệu lực.

Do đó, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới hiện nay đều áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi đồng thời chính phủ có quyền can thiệp để tỷ giá không bị biến động hoàn toàn theo thị trường.

navibank.com.vn – định nghĩa

Post Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *